Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013

những hình tròn bí ẩn trong hoang mạc châu phi

Những hình tròn bí ẩn trên hoang mạc châu Phi

Hàng loạt hình tròn đột ngột xuất hiện trên những đồng cỏ hoang vu ở Namibia, tồn tại hàng chục năm rồi lặng lẽ biến mất.
> Vòng tròn khổng lồ bí ẩn tại châu Phi
> Những vòng tròn bí ẩn trên cánh đồng
> Xoáy âm dương khổng lồ kỳ bí tại Anh

Một
Một 'hình tròn thần tiên' trong sa mạc Namib ở phía tây nam Namibia. Ảnh: Livescience.

Một nghiên cứu, được công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành PLoS ONE hôm 27/6, cho hay, những vòng tròn nhỏ trên đồng cỏ ở Namibia tồn tại trong thời gian trung bình 24 năm, trong khi những vòng tròn lớn có thể tồn tại tới 75 năm. Người dân địa phương gọi chúng là "hình tròn thần tiên". Mặc dù vậy, nghiên cứu không chỉ ra nguyên nhân khiến những hình tròn xuất hiện, tồn tại và biến mất sau hàng thập kỷ.

"Tôi không biết chắc chắn lý do khiến những vòng tròn hình thành. Hàng loạt giả thuyết được đưa ra, song những bằng chứng liên quan lại không đáng thuyết phục", Walter Tschinkel, một nhà sinh học của Đại học Florida tại Mỹ, phát biểu.

Tschinkel bắt đầu quan tâm tới những hình tròn lạ sau một chuyến thám hiểm khu bảo tồn thiên nhiên Namib Rand trong sa mạc Namib ở phía tây nam Namibia. Trong quá trình thám hiểm, ông thấy vài chục nghìn khoảng đất trống hình tròn màu đỏ giữa đồng cỏ.

"Rất ít nhà khoa học nghiên cứu hình tròn thần tiên, một phần bởi chúng cách làng mạc tới 180 km. Ngoài ra những hình tròn nằm ở sa mạc hoang vu, nơi đà điểu, báo và nhiều động vật hoang dã khác sống", Tschinkel nói với Livescience.

Vài chục nghìn khoảng đất hình tròn xuất hiện giữa đồng cỏ trong sa mạc Namib. Ảnh: Livescience.
Vài chục nghìn khoảng đất hình tròn xuất hiện giữa đồng cỏ trong sa mạc Namib. Ảnh: Livescience.

Ban đầu Tschinkel tưởng mối tạo nên những hình tròn. Nhưng sau khi đào khoảng đất trong hình tròn ông không thấy dấu vết của tổ mối. Ông cũng đưa ra vài dự đoán khác, song không tìm được bằng chứng để chứng minh.

"Ngay cả thời gian tồn tại của những hình tròn cũng là điều bí ẩn đối với người dân địa phương", Tschinkel nói.

Với sự giúp đỡ của nhân viên trong khu bảo tồn, hình ảnh vệ tinh và ảnh chụp từ máy bay, Tschinkel phát hiện ra rằng kích thước của những hình tròn hầu như không thay đổi từ khi chúng xuất hiện tới lúc biến mất.

Những hình tròn nhỏ nhất có đường kính khoảng 2 m, còn đường kính của những hình tròn lớn nhất có thể lên tới 12 m. Gió bào mòn những khoảng đất trống bên trong hình tròn khiến chúng lõm xuống một chút so với đất xung quanh. Cuối cùng cây cối vẫn mọc trên khoảng đất trống khiến hình tròn biến mất.

"Phần lớn hình tròn tồn tại từ 30 tới 60 năm", Tschinkel nói.

Do chỉ vài người nghiên cứu những hình tròn thần tiên và không tổ chức nào tài trợ cho việc tìm hiểu chúng, Tschinkel nhận định chúng sẽ vẫn là hiện tượng bí ẩn trong tương lai.

"Tôi đoán bí mật về chúng sẽ không được giải mã trong tương lai gần, song chính vì thế mà chúng sẽ càng trở nên hấp dẫn hơn", ông bình luận.

Minh Long

Nguồn: vnexpress.net

hành trình vượt biển của tắc kè

Hành trình vượt biển của tắc kè

Khi một khúc gỗ dạt vào bờ biển trên đảo, những quả trứng trong đó nở thành tắc kè. Ngay sau khi ra khỏi khúc gỗ, bầy tắc kè bắt đầu chinh phục miền đất mới.

Bạn cần cài Flash Player để xem được Clip này.

Minh Long (Video: BBC)

Nguồn: vnexpress.net

cú nhảy của những giọt nước trong không khí

Cú nhảy của những giọt nước trong không khí

Một nhiếp ảnh gia sử dụng camera tốc độ cao ghi lại hình ảnh bong bóng vỡ nước - khoảnh khắc vượt qua khả năng cảm nhận bằng mắt thường của con người.

Scott Dickson

Scott Dickson là người tạo ra các hình ảnh ấn tượng như thế này.

Scott giải thích: "loạt các bức ảnh này, tôi muốn thử nghiệm và nắm bắt được nghệ thuật trong vật lý. Cụ thể hơn, tôi đã muốn nắm bắt cơ thể của nước..."

Telegraph dẫn lời Scott DicksonScott cho biết: 'Tôi muốn thử nghiệm và hiểu hơn nghệ thuật trong vật lý khi bong bóng nước vỡ ra. Cụ thể là tôi muốn nắm bắt cơ thể nước khi nó trôi nổi ở không khí'.

Scott nắm bắt các hình ảnh bằng cách sử dụng một đèn flash kích hoạt dựa trên âm thanh phát nổ.

Tác giả sử dụng đèn flash kích hoạt dựa trên âm thanh phát nổ tạo ra bức ảnh.

Màu sắc làm nên một phần độc đáo của bộ ảnh

Màu sắc khiến bức ảnh trông bắt mắt hơn. Không chỉ giọt nước, nhiều nhiếp ảnh trên thế giới thường sử dụng camera tốc độ cao ghi lại hình ảnh diễn ra trong chớp mắt như giọt nước rơi, ly rượu vỡ mà mắt người thường khó quan sát kịp.

Thêm vào những phụ kiện ngộ nghĩnh

Để có bức ảnh ấn tượng, tác giả thêm một số phụ kiện như chiếc kính.

Tác giả của bộ ảnh này

Nhiếp ảnh gia Scott Dickson.

Trang Nguyên (Ảnh: Rex Features)

Nguồn: vnexpress.net

thằn lằn hóa rắn có chân

Thằn lằn hóa 'rắn có chân'

Kinh ngạc khi thấy một con vật giống rắn mà lại có chân đang ngoằn ngoèo trong bể nước, Nguyễn Vũ Trung Kiên liền lấy máy ảnh chụp lại và đi hỏi chuyên gia.
> Thấy thằn lằn, tưởng 'rắn bốn chân'

Con 'rắn có chân'. Ảnh: Trung Kiên.

Trung Kiên, 29 tuổi, ở phố Quốc Tử Giám, Hà Nội, cho biết, ngày 29/3 khi đang dọn bể nước trong nhà anh trai ở khu vực Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm thì phát hiện một 'con rắn có chân'.

Con vật dài khoảng 18 cm. 'Tôi giật mình khi lần đầu tiên nhìn thấy con rắn nhưng lại có chân nên đã ghi hình nó lại để hỏi bạn bè xung quanh xem có họ có thông tin gì về loài kỳ lạ này không', anh Trung Kiên nói.

Trao đổi với VnExpress, tiến sĩ Lê Nguyên Ngật, nhà khoa học dành nhiều năm nghiên cứu về rắn khẳng định, đó không phải là loài rắn mà là thằn lằn.

'Đây là giống thằn lằn chân ngắn (Lygosoma) thuộc họ Thằn lằn bóng (Scincidae), phân bộ Thằn lằn (Lacertilia). Chúng không thuộc phân bộ rắn', tiến sĩ Lê Nguyên Ngật nói.

Tiến sĩ Ngật cho rằng, nhiều khả năng loài trên là thằn lằn chân ngắn thường, chúng có phân bố ở Hà Nội.

'Loài này không độc, không gây hại, cũng không có giá trị đáng kể, vì vậy không cần bắt hay giết hại', ông Ngật nói.

Hương Thu

Nguồn: vnexpress.net

cuộc chiến giữa nhện và dơi

Cuộc chiến giữa nhện và dơi

Nam Cực là nơi duy nhất con người không thể chứng kiến cảnh tượng nhện xơi tái dơi, các nhà khoa học khẳng định.

Một con nhện ăn dơi tại Australia. Ảnh: Livescience.
Một con nhện ăn dơi tại Australia. Ảnh: Livescience.

Dơi là một trong những nhóm động vật thành công nhất trên hành tinh. Với hơn 1.200 loài, dơi chiếm khoảng 20% tổng số loài động vật có vú. Giống như cú, chim cắt và rắn, dơi có rất ít kẻ thù tự nhiên.

Nhưng dơi lại là con mồi của nhiều động vật không xương sống. Chẳng hạn, những con rết khổng lồ tại Venezuela có thể ăn những con dơi. Người ta cũng từng thấy những con gián ăn những con dơi non khi chúng rơi xuống đáy hang. Nhưng mới đây các nhà khoa học lại phát hiện thêm một kẻ thù nữa của dơi. Đó là nhện.

Martin Nyffeler, một nhà nghiên cứu của Đại học Ulm tại Đức và Mirjam Knrnschild, một chuyên gia của Đại học Basel tại Thụy Sĩ, đã phân tích hơn 100 nghiên cứu về nhện để tìm hiểu hành vi ăn dơi của chúng, Livescience đưa tin. Họ nhận thấy hiện tượng này diễn ra trên mọi châu lục, trừ Nam Cực.

Khả năng định vị bằng sóng siêu âm giúp dơi phát hiện mạng nhện một cách dễ dàng. Nếu dơi đâm trúng mạng nhện, chỉ những mạng chắc chắn nhất mới có thể giữ chúng. Phần lớn mạng nhện sẽ rách toạc khi dơi lao vào. Vì thế, phần lớn dơi mắc vào mạng nhện có kích thước nhỏ hoặc là dơi non, với sải cánh từ 10 tới 24 cm. Đôi khi chúng chết vì kiệt sức, đói, mất nước hoặc quá nóng sau khi mắc vào mạng nhện. Nhưng nếu chúng không chết, nhện sẽ chủ động tấn công để tiêu diệt con mồi.

Minh Long

Nguồn: vnexpress.net

ếch cây lớn nhất châu á ẩn náu trong rừng việt nam

Ếch cây lớn nhất châu Á ẩn náu trong rừng Việt Nam

Ếch cây xanh đốm, được giới khoa học xác định là một trong những loài ếch cây lớn nhất châu Á, đang phải ẩn mình trong những khu rừng nguyên sinh của Việt Nam trước nạn săn bắt quá mức.

Ếch cây xanh đốm (Polypedates dennysii) thuộc họ Chẫu cây (Rhacophoridae), bộ Không đuôi (Anura). Giống như những loài lưỡng cư khác, con đực nhỏ hơn con cái với chiều dài thân đạt tới 128 mm, trong khi con cái có thể đạt tới 134 mm.

Tên là Ếch cây xanh đốm vì cơ thể chúng có màu xanh lá cây sẫm, xanh ngọc hoặc xanh dương. Nhiều con chỉ có màu xanh tuyền, trong khi nhiều con lại có những đốm trắng hoặc màu rỉ sắt phía trên lưng hoặc hai bên hông. Phía dưới bụng và các chi có màu trắng nhạt

Tên là Ếch cây xanh đốm vì cơ thể chúng có màu xanh lá cây sẫm, xanh ngọc hoặc xanh dương. Nhiều con chỉ có màu xanh tuyền, trong khi nhiều con lại có những đốm trắng hoặc màu rỉ sắt phía trên lưng hoặc hai bên hông. Phía dưới bụng và các chi có màu trắng nhạt.

Loài này được đặt tên là Ếch cây xanh đốm vì cơ thể của chúng có màu xanh lá cây sẫm, xanh ngọc hoặc xanh dương. Nhiều cá thể chỉ có một màu xanh tuyền, trong khi nhiều cá thể lại có những đốm trắng hoặc màu rỉ sắt ở phía trên lưng hoặc hai bên hông. Phía dưới bụng và các chi có màu trắng nhạt.

Tuy nhiên, màu sắc cơ thể sẽ chuyển sang màu xanh thẫm khi chúng bị đe dọa.

Đối với những con già, màu xanh ban đầu trên đầu và lưng cũng bị chuyển sang màu vàng nhạt.

Đối với những con già, màu xanh ban đầu trên đầu và lưng cũng bị chuyển sang màu vàng nhạt.

Chúng thường sống trên cây, nền rừng, ven các suối đá và các khu vực ẩm ướt, vũng lầy, hồ đặc biệt là quanh các thác nước ở các khu vực có rừng thường xanh trên núi, độ cao khoảng 250-600m. Các nhà khoa học đã ghi nhận loài này có ở các khu vực rừng nguyên sinh ở các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hải Dương, Ninh Bình, Quảng Bình.

Ếch cây xanh đốm thường sống trên cây, nền rừng, ven các suối đá và các khu vực ẩm ướt, vũng lầy, hồ, đặc biệt là quanh các thác nước ở các khu vực có rừng thường xanh trên núi, độ cao khoảng 250-600 m. Các nhà khoa học ghi nhận loài này có ở các khu vực rừng nguyên sinh ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hải Dương, Ninh Bình, Quảng Bình.

. Mùa sinh sản của chúng bắt đầu vào cuối tháng 3 khi những cơm mưa nhỏ bắt đầu và kết thúc vào tháng 7 hàng năm. Trước khi cặp đôi giao phối, chúng thường cất tiếng gọi nhau khá đặc biệt "tluýt tluýt" trong khoảng 2-3 giây. Thông thường thì một cá thể đực ôm lưng một cá thể cái để vừa tưới tinh trùng lên trứng vừa lấy chân sau xoa cho trứng sồi bọt trắng lên. Để chắc chắn trứng sau khi được thụ tinh sẽ rơi xuống nơi có nước, con cái trèo lên đến những cành cây phía trên nơi có nước để đẻ trứng.

Mùa sinh sản của chúng bắt đầu cuối tháng 3 khi những cơm mưa nhỏ bắt đầu và kết thúc vào tháng 7 hàng năm. Trước khi cặp đôi giao phối, chúng thường cất tiếng gọi nhau khá đặc biệt "tluýt tluýt" trong khoảng 2-3 giây.

Thông thường thì một cá thể đực ôm lưng một cá thể cái để vừa tưới tinh trùng lên trứng vừa lấy chân sau xoa cho trứng sồi bọt trắng lên. Để chắc chắn trứng sau khi được thụ tinh sẽ rơi xuống nơi có nước, con cái trèo lên đến những cành cây phía trên nơi có nước để đẻ trứng.

Một cặp ếch cây xanh đốm. Thông thường một con đực ôm lưng một cá thể cái để vừa tưới tinh trùng lên trứng vừa lấy chân sau xoa cho trứng sồi bọt trắng lên. Để chắc chắn trứng sau khi được thụ tinh sẽ rơi xuống nơi có nước, con cái trèo lên đến những cành cây phía trên nơi có nước để đẻ trứng. Tuy nhiên, nếu có những con đực khác xung quanh, chúng cũng tham gia vào quá trình này.

Một cặp đang giao phối.

Một cặp đang giao phối.

Trứng ếch sẽ nở thành nòng nọc và rơi xuống nước. Toàn bộ quá trình phát triển của nòng nọc sẽ diễn ra trong nước. Ban đầu nòng nọc chưa có các chi, thở bằng mang và ăn rong rêu. Sau đó sẽ hình thành tứ chi, đuôi rụng dần và lên cạn để sống. Ếch con có màu xanh nhạt ẩn dưới màu nâu nhạt của da. Khi chúng có chiều dài cơ thể đạt đến khoảng trên 35mm thì xuất hiện các đốm màu sáng hoặc màu rỉ sét.

Trứng ếch sẽ nở thành nòng nọc và rơi xuống nước. Toàn bộ quá trình phát triển của nòng nọc sẽ diễn ra trong nước. Ban đầu nòng nọc chưa có các chi, thở bằng mang và ăn rong rêu. Sau đó sẽ hình thành tứ chi, đuôi rụng dần và lên cạn để sống. Ếch con có màu xanh nhạt ẩn dưới màu nâu nhạt của da. Khi chúng có chiều dài cơ thể đạt đến khoảng trên 35 mm thì xuất hiện các đốm màu sáng hoặc màu rỉ sét. Trên hình là một con nòng nọc trong giai đoạn sắp rụng hết đuôi.

Ếch cây xanh đốm là một loài ếch là một loài khá hiền lành, chúng thường chia sẽ vùng sinh sống của mình với các loài ếch cây khác điển hình như Ếch cây mép trắng (Polypedates leucomystax).

Ếch cây xanh đốm là một loài khá hiền lành. Cũng như các loài động vật hoang dã khác, ếch cây xanh đốm có một vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái. Ngoài ra, loài ếch cây này còn góp phần kiểm soát các loài côn trùng gây hại. Tuy nhiên, chúng đang bị đe dọa bởi mất môi trường sống hoặc bị săn bắt một cách thái quá phục vụ cho nhu cầu về thực phẩm hoặc mang về nuôi như vật cưng.

Bùi Đăng Phong

Nguồn: vnexpress.net

bọ ngựa mất đầu vẫn giao phối

Bọ ngựa mất đầu vẫn giao phối

Trong lúc bọ ngựa đực say sưa làm 'chuyện ấy', bọ ngựa cái xơi tái chiếc đầu của bạn tình.
> Bị xé xác vì làm tình chớp nhoáng

Bạn cần cài Flash Player để xem được Clip này.

Đối với mọi con bọ ngựa đực, mỗi cơ hội giao phối giống như một canh bạc sinh tử. Trong các cuộc ân ái, bọ ngựa cái có thể ăn thịt bạn tình để lấy thêm dưỡng chất cho những đứa con tương lai của nó. Nếu cuộc yêu diễn ra lúc bọ ngựa cái no, khả năng giữ được mạng sống của con bọ ngựa đực sẽ tăng. Ngược lại, nếu bọ ngựa cái đói, coi như bọ ngựa đực đã thực hiện một công việc tự sát khi tiến hành giao phối.

Con bọ ngựa đực trong đoạn video trên vẫn tiếp tục bơm tinh trùng vào cơ thể bọ ngựa cái sau khi bạn tình nhai đầu của nó. Khi bọ ngựa cái nhận đủ tinh trùng, nó đạp xác của bạn tình xuống. Con đực đã hy sinh để bảo đảm chắc chắn cơ hội được làm bố. Cái chết của nó giúp con bọ ngựa cái có thể dưỡng chất để cung cấp cho những đứa con.

Minh Long (Video: National Geographic)

Nguồn: vnexpress.net

cuộc chiến giữa sói và trâu rừng

Cuộc chiến giữa sói và trâu rừng

Đàn trâu rừng chiếm ưu thế vượt trội về số lượng so với đàn sói, song sự hoảng loạn khiến chúng không thể giữ được thế trận.

Bạn cần cài Flash Player để xem được Clip này.

Khi những con trâu rừng thấy đàn sói, chúng lập tức co cụm vào nhau để bảo vệ những con non và yếu. Nếu chúng cứ co cụm như thế, chắc chắn đàn sói sẽ không có cơ hội săn mồi. Nhưng đàn sói vẫn kiên nhẫn chờ đợi, bởi chúng biết đàn trâu chỉ có thể giữ được thế trận trong một khoảng thời gian ngắn.

Đúng như dự đoán của sói, sau vài phút đàn trâu bắt đầu hoảng sợ và tháo chạy. Những con sói đuổi theo và cố gắng xác định những con trâu non hoặc mắc bệnh. Một con sói đã tóm được một con trâu. Nó cắn vào chân con mồi và chờ mục tiêu chết vì mất máu. Một con sói khác đánh nhau với trâu trên tuyết. Nhưng nó mắc sai lầm nghiêm trọng khi tấn công đối thủ từ phía trước. Sau khi chịu những cú giẫm từ hai chân sau của trâu, nó đành bỏ cuộc.

Minh Long (Video: BBC)

Nguồn: vnexpress.net

giải mã những hình tròn bí ẩn trên sa mạc châu phi

Giải mã những hình tròn bí ẩn trên sa mạc châu Phi

Có thể mối chính là thủ phạm gây nên những hình tròn bí ẩn trên sa mạc Namib tại châu Phi, một hiện tượng khiến nhiều nhà khoa học bối rối trong thời gian qua.
> Những hình tròn bí ẩn trong hoang mạc châu Phi

Những hình tròn
Những hình tròn trên sa mạc Namib có thể tồn tại hàng chục năm. Ảnh: Norbert Juergens.

Một nghiên cứu, được công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành PLoS ONE hôm 27/6/2012, cho hay, vô số hình tròn xuất hiện trên những đồng cỏ trên sa mạc Namib ở Namibia. Mặc dù những hình tròn xuất hiện giữa những đồng cỏ, song cỏ không tồn tại bên trong chúng. Những hình tròn nhỏ tồn tại trong thời gian trung bình 24 năm, trong khi những hình tròn lớn có thể tồn tại tới 75 năm. Người dân địa phương gọi chúng là "hình tròn thần tiên". Mặc dù vậy, nghiên cứu không chỉ ra nguyên nhân khiến những hình tròn xuất hiện, tồn tại và biến mất sau hàng thập kỷ.

Các nhà khoa học đưa ra nhiều giả thuyết về nguồn gốc của những hình tròn - như hoạt động của kiến và mối. Tuy nhiên, không ai đưa ra bằng chứng xác đáng để chứng minh giả thuyết của họ.

Cận cảnh một hình tròn trong sa mạc Namib. Ảnh: Livescience.

Trong một bài báo trên tạp chí Science, nhà sinh học Norbert Juergens của Đại học Hamburg tại Đức cho rằng loài mối cát Psammotermesallocerus có thể là thủ phạm gây nên những 'hình tròn thần tiên'.

'Cứ mỗi khi tới một hình tròn, tôi luôn nhìn thấy mối cát Psammotermesallocerus. Do cỏ không mọc bên trong những vòng tròn, nước mưa sẽ ngấm thẳng xuống đất xốp. Lượng nước đó đủ lớn để giúp mối tồn tại trong mùa khô', Juergens nói.

Ngoài mối cát Psammotermesallocerus, Juergens còn tìm thấy một loài mối khác và hai loài kiến. Song chúng chỉ xuất hiện trong vài hình tròn, chứ không phải tất cả.

'Dường như những con mối đã ăn rễ cỏ khiến những cây cỏ biến mất và tạo nên hình tròn', Juergens nhận định.

Tuy nhiên, Juergens chưa thể giải thích tại sao mối cát tạo ra hình tròn, chứ không phải hình vuông hay bất kỳ hình nào khác.

Minh Long

Nguồn: vnexpress.net

thấy thằn lằn, tưởng rắn bốn chân

Thấy thằn lằn, tưởng 'rắn bốn chân'

Một người ở Hà Nội bắt được con vật lạ có hình dáng dài với bốn chân và hai đầu, và cho rằng đó là con rắn bốn chân. Tuy nhiên các chuyên gia động vật nói đó nhiều khả năng là con thằn lằn.

Anh Đỗ Minh Dương, 21 tuổi, ở Giảng Võ, Hà Nội khi lên khu vực Trần Duy Hưng đã nhìn thấy động vật trên vào sáng qua. Chiều dài thân của con vật khoảng 4 cm, trọng lượng vài gram.

'Từ trước tới giờ, tôi chưa từng thấy loài nào như vậy, nên tôi đã lưu giữ nó vào cái hộp và cho nó ăn bánh, uống sữa nhưng không biết nó ăn không', anh Dương nói.

Anh Dương cũng cho biết, anh đã thông báo cho nhà khoa học Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đến lấy mẫu, xác định tên loài.

Con 'rắn bốn chân' được tìm thấy ở Hà Nội. Ảnh: Hương Thu.

Trao đổi với VnExpress, ông Hoàng Văn Ngọc, giảng viên khoa Sinh học, trường Đại học Thái Nguyên cho biết, nhìn vào hình vẽ có thể nhận biết đây là giống thằn lằn chân ngắn, tên khoa học là Lygosoma. Chúng có kích thước khá nhỏ, chân ngắn bé, nên chúng thường không sử dụng chân và xuất hiện vào ban đêm.

'Giống này có rất nhiều loài mang hình dáng rất nhau và phân bố trên khắp đất nước. Do đó, muốn xác định tên loài chính xác, cần lấy mẫu và đếm số vảy trên loài đó', ông Ngọc cho hay.

Theo ông Ngọc, nhiều người nhầm lẫn con thằn lằn có hai đầu, nhưng thực ra cấu tạo chân của chúng thường có xu hướng ngược hướng nhau.

Lygosoma không có nọc độc. Chúng sinh sống chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á. Ở Việt Nam loài này phân bố ở Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế Bình Phước, Đồng Nai, Kiên Giang.

Hương Thu

Nguồn: vnexpress.net